Văn cúng rằm và những nghi thức quan trọng trong năm

Những mẫu văn cúng rằm được tổng hợp từ các sách khấn cổ truyền, tập văn cúng Gia tiên. Cầu một năm sung túc, thái hòa, trừ sao giải hạn cho đại gia đình…

Văn cúng mùng 1 và văn cúng rằm ( hay còn gọi là văn cúng sóc vọng ) là điều không thể thiếu trong nét văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Bởi cúng bái đầu năm từ lâu đã trở thành phong tục đặc trưng của người Việt. Đặc biệt là vào tháng Giêng.

Nó có vai trò vô cùng quan trọng – là một trong số những thủ tục bắt buộc phải có để gia chủ trình báo lên thổ công, các vị thần và gia tiên cầu mong được bề trên phù hộ cho cuộc sống nhiều may mắn, thuận lợi.

Đồng thời, thể hiện sự chân thành, tôn kính của con cháu tới các các vị thần phật, những người đã khuất.

Chuẩn bị lễ vật cúng mùng 1 và ngày rằm

  • Hương
  • Hoa 3 bông (Nếu một cành có 3 bông thì mua một cành. Nếu mua bông có lộc thì phải đếm cẩn thận. Bởi nụ cũng được tính là một bông).
  • Trầu
  • Rượu
  • Hoa quả 3 trái. (Không chọn quả xanh, cũng không quá chín)

Thắp hương chỉ thắp 3 nén hương bát quan thần linh thổ địa. Vì đây là ngày mùng 1 và ngày rằm là lễ quan thần linh thổ địa, nên cắm hương phải cắm bằng 2 tay và cắm thẳng chân hương, không được nghiêng ngả.

Một điều cần lưu ý khi thắp hương phải đứng bên phải bởi mình luôn làm theo lẽ phải. Như thế mới mong hưởng được lộc quan thần linh thổ địa.

>>> XEM THÊM BÀI VIẾT: Hướng dẫn chi tiết cách chuẩn bị lễ vật và văn cúng đầy tháng cho bé

Các bài văn cúng mùng 1 và ngày rằm tháng Giêng tại Gia

  • Lưu ý: Trước khi cúng gia tiên, phải cúng Thổ Công và các vị thần trước.

Văn cúng mùng 1 và ngày rằm – văn cúng các vị thần linh và thổ công

Văn cúng mùng 1 và ngày rằm – văn cúng gia tiên

Văn cúng Rằm - Cúng Gia tiên tại nhà
Văn cúng Rằm, Mùng 1 – Cúng Gia tiên tại nhà

Chú ý:

Đọc bài cúng từ đầu đến cuối 3 lần. Sau đó, chờ hết hương đến khi nào hạ quả thì hạ rượu, hạ hoa ( rượu thì uống,  hoa thì không để héo trên bàn thờ.

Nếu muốn uống rượu thì phải đổ sang ly khác mới được uống, không uống trực tiếp ly để cúng trên bàn thờ. Hoa khi bỏ phải để vào túi ni lông sạch riêng biệt rồi bỏ vào thùng rác ).  Sai sẽ không có lộc.

Văn cúng mùng 1 và ngày rằm tháng Giêng tại chùa

Nếu bạn là Phật tử, khi đi lễ tại Chùa, bạn có thể ngồi trước bàn thờ Phật tụng kinh Phổ Môn, hoặc kinh Dược Sư để cầu cho gia đạo được bình an.

Nếu không tụng kinh được, bạn có thể dâng hương và đọc bài ca dưới đây để tụng công đức của Đức Phật thể hiện tấm lòng thành kính của mình với Đức Phật từ bi.

Ngoài cúng vào mùng 1 và ngày Rằm, chúng ta có thể cúng vào chiều ngày 30 và chiều ngày 14 hàng tháng đều được.

Những bài văn khấn trên không chỉ dành riêng cho tháng 1 đầu năm, mà còn áp dụng cho ngày mùng 1 và ngày rằm tất cả các tháng trong năm.

Bên cạnh,việc báo cáo với các vị thần phật, gia tiên thì Tháng Giêng là tháng đầu năm nên nó có nhiều ảnh hưởng tới vận mệnh trong cả năm. Do đó, người ta thường làm lễ cúng sao giải hạn, cầu may để mong một năm an lành, thuận hòa.

Dưới đây là bài văn cúng sao giải hạn đầu năm chúng tôi xin gửi cho các bạn tham khảo.

Văn cúng sao giải hạn Rằm tháng Giêng

  • Chú ý: Đọc lại bài khấn 3 lần, vái 3 vái. Sau đó chờ hết hương rồi hóa tiền, vảy rượu vào tro.

Những điều cần lưu ý khi cúng sao giải hạn đầu năm

  • Trước khi chuẩn bị lễ phải xoa tay rượu gừng rồi mới được lễ.
  • Nếu gia dạo có người rơi vào một trong các tuổi có hạn nặng nhất trong đời như tuổi 13, 24, 27, 31, 37, 41, 45, 47, 49, 53, 57, 60, 61, 67, 69  thì phải mua 1 tỷ tiền âm ( tầm khoảng 50.000 tiền thật).
  • Những tuổi đã ghi ở trong bài văn khấn cung sao giải hạn đầu năm là nặng. Ai mà rơi vào những tuổi này thì phải gửi tiền âm cho quan thần linh rồi nhờ ngài giải hạn cho. Còn nếu nhà không có ai ở tuổi nói trên thì không cần phải gửi tiền.
  • Chờ khi hết hương, rượu cúng phải uống hết không được đổ đi. Và nghiêm cấm để hoa héo trên bàn thờ, khi vứt hoa phải để hoa vào túi bóng sạch riêng rồi mới cho vào thùng rác.
  • Làm lễ thì phải làm đúng ngày rằm từ sáng đến tối. Lễ vào ngày khác là không được.

Các bài văn cúng rằm tháng 7 tại Gia

Vào dịp Rằm tháng 7 âm lịch, bên cạnh cúng bái thần linh, cầu siêu cho gia tiên để cầu mong may mắn bình an. Nhiều gia đình còn có thêm lễ cúng cô hồn không nơi nương tựa (hay còn gọi Lễ cúng chúng sinh) thường diễn ra từ ngày mùng 1 đến 15 tháng 7 Âm lịch.

Mâm cúng các vong linh và ông bà tổ tiên đã khuất bao gồm: cơm, đồ ăn mặn (tuy nhiên một số lời khuyên rằng cúng chay tốt hơn), hương, rượu, trầu cau, đèn nến, hoa quả, vàng mã.

Bên cạnh các lễ vật chính, người ta còn có thêm muối và vàng hương để đốt đuổi vong đi.

Lưu ý: Khi làm lễ cúng cô hồn thì phải đặt lễ cúng trước cửa nhà (hay nơi đang buôn bán). Còn cúng gia tiên thì đặt lễ cúng trên bàn thờ gia tiên trong nhà.

Văn cúng gia tiên Rằm tháng 7 (theo Tập văn cúng gia tiên – NXB Hồng Đức)

Văn cúng thần linh (trích Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa Thông tin)

Văn cúng cô hồn rằm tháng 7 ( Văn cúng chúng sinh)

Trên đây là tổng hợp 7 bài văn cúng Mồng 1 và ngày rằm trong năm đầy đủ, chính xác nhất hiện nay, được mọi người sử dụng phổ biến.

Các bạn có thể Download các file.docx bên dưới để tiện cho việc sử dụng sau này khi cần thiết.

Hy vọng với bài viết này sẽ giúp các bạn hoàn thành nghi lễ sao giải hạn, cũng như các nghi thức cúng Gia tiên, Thần linh, các ngày Rằm, Mùng 1 hàng tháng trong năm. Đặc biệt là vào các tháng Giêng, 4, 7, 10, 12 cầu mong một năm mới bình an, vạn sự như ý,…

Xem Thêm tổng hợp những bài văn cúng thường dùng trong đời sống hằng ngày tại chuyên mục Văn Cúng của Thecolumbiapartnership.org : https://thecolumbiapartnership.org/van-cung

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *