Hướng dẫn chi tiết cách chuẩn bị lễ vật và văn cúng đầy tháng cho bé

Bạn đang chuẩn bị làm lễ cúng Thôi nôi cho bé, nhưng còn phân vân chưa biết cách chuẩn bị văn cúng đầy tháng cho bé như thế nào thật tốt nhất cho bé

Lễ Cúng thôi nôi (hay Cúng đầy tháng), Lễ cúng 12 Bà Mụ là một trong những nghi thức gắn liền với cuộc đời của mỗi con người từ khi mới sinh ra.

Đây đưuọc xem là nét truyền thống đặc trưng mang bản sắc văn hóa của người dân Việt Nam. Đồng thời, còn là dịp để thể hiện những mong muốn tốt đẹp của các thế hệ trước tới các thế hệ liền kề.

Nếu các bạn chưa nắm rõ các tiến hành những nghi lễ này, hãy tìm hiểu ngày bài viết văn cúng đầy tháng (văn cúng thôi nôi) và bài văn cúng Bà Mụ sau đây:

Văn cúng Đầy tháng – lễ cúng thôi nôi ( lễ cúng Bà Mụ)

Theo quan niệm cổ truyền, đứa trẻ được sinh ra do các vị Đại Tiên (Bà chúa Đầu thai) và 12 bà Mụ ( 12 bộ Tiên Nương) ban cho.

Khi đứa bé (bé trai hoặc bé gái) sinh ra tròn một tháng tuổi thì cha mẹ của bé cần thực hiện lễ cúng đầy tháng cho con để tạ ơn các 12 bà Mụ cùng 3 đức ông.

Và cầu xin các vị ấy cưu mang, che chở cho đứa trẻ mọi điều may mắn tốt lành, phù hộ cho 2 mẹ con luôn khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, Lễ cúng đầy tháng cho con cũng là ngày kết thúc tháng ở cữ của người mẹ. Do đó, sau khi làm xong lễ đầy tháng , mẹ và bé có thể thoải mái ra ngoài mà không còn kiêng cữ điều gì nữa.

Tìm hiểu thêm các bài văn cúng ý nghĩa nhất:

Văn cúng rằm và những Nghi thức quan trọng trong năm

Bài văn cúng xe được sử dụng phổ biến nhất hiện nay

Click vào đây để đặt mâm cúng đầy tháng bé gái trọn gói, giao hàng tận nơi 24/24

Chuẩn bị đồ cúng đầy tháng cần những lễ vật gì?

Theo tín ngưỡng dân gian, từ khi bé nằm trong bụng mẹ cho đến khi bé được sinh ra thì sẽ được bà Mụ Chúa cùng 12 bà Mụ chăm sóc.

Tùy theo điều kiện và hoàn cảnh mỗi gia đình, mà Lễ cúng đầy tháng cho bé có thể thực hiện cúng vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối.

Mâm cố chuẩn bị cho lễ đầy tháng, thôi nôi cho bé cúng tạ ơn 12 Bà Mụ và 3 Đức Ông
Mâm cố chuẩn bị cho lễ đầy tháng, thôi nôi cho bé cúng tạ ơn 12 Bà Mụ và 3 Đức Ông

Lễ vật cúng 12 bà Mụ bao gồm:

  • 12 chén chè nhỏ ( đối với người miền Nam thường cúng chè đậu nước dừa, người Bắc hay cúng chè hoa cau, người Huế cúng chè đậu xanh).
  • 12 đĩa xôi nhỏ (người Nam hay cúng xôi gấc, người Bắc cúng xôi vò, người Huế cúng xôi đậu xanh cà).
  • 12 chén cháo nhỏ.
  • 12 đĩa xếp các loại bánh dành cho trẻ con.
  • 2kg thịt quay
  • 12 đĩa bánh hỏi + 12 ly rượu nhỏ. (Hoặc 12 trứng vịt + 12 ly nước nhỏ)

Lễ vật cúng kính Đức ông và 3 đức thầy

(Bao gồm Thánh sư, Tổ sư và tiên sư có chức năng truyền dạy nghề nghiệp cho đứa bé)

  • 1 con gà luộc tréo cánh
  • 1 tô cháo lớn
  • 1 tô chè lớn
  • 1 miếng thịt quay
  • 3 đĩa xôi lớn
  • 1đĩa ngũ quả bất kỳ
  • 1 bình hoa tươi
  • 1 xếp tiền vàng mã
  • trầu cau, trà rượu, hương đèn

Ngoài các lễ vật trên, cha mẹ bé cần chuẩn bị thêm một ít gạo, nước, muối, muỗng và 1đôi đũa hoa (đũa được vót ngược đầu và có bông hoa trên đầu đũa)dành cho bà Mụ Chúa.

Nghi thức Khai hoa liền kề Lễ cúng đầy tháng cho bé

Sau khi hoàn thành nghi thức thắp hương làm Lễ cúng Thôi nôi cho bé. Gia đình Đặt trẻ ở lên giữa bàn, Cha hoặc Mẹ sẽ thắp hương và bắt đầu mở lời xin phép khai hoa.

Sau đó, người chủ trì buổi lễ sẽ bế đứa bé trên tay, đồng thời cầm một nhánh hoa điệp (có thể hoa khác) đưa qua đưa lại miệng bé và đọc những lời cầu chúc, lời hay ý đẹp cho bé:

“Mở miệng ra cho có bông, có hoa
Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ
Mở miệng ra cho có bạc, có tiền
Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…”

Sau đó, người thân trong gia đình sẽ cùng thụ lộc chúc cho cháu bé mọi điều tốt lành. Cuối cùng là những lời chúc mừng và phát tiền lì xì hoặc quà tặng của khách mời, anh em,bà con trong dòng họ dành cho bé và gia đình nhân lễ đầy tháng của cháu.

Hi vọng với bài khấn trên đây sẽ giúp nghi lễ cúng đầy tháng của con thêm trọn vẹn hơn. Nếu cha mẹ không có thời gian và kinh nghiệm chuẩn bị mâm lễ cúng cho con.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *