Tìm hiểu về quan thế âm bồ tát trong quan niệm phật giáo

Quan niệm phật, phim về phật thường nhắc tới quan thế âm bồ tát. Cùng tìm hiểu xem vị phật này là ai qua những sự tích bên dưới nhé!

Quan niệm phật, phim về phật, cách niệm, nam mô, kinh cầu… của người đạo phật thường hay nhắc tới nhân vật bồ tát.

Nhưng đối với nhiều người, khái niệm về nhân vật này còn khá mơ hồ, dù họ đã xem phim phật, nghe nhạc mp3, các bài hát… về vị phật này. Cùng thecolumbiapartnership.org tìm hiểu xem vị phật này là ai qua những sự tích bên dưới nhé!

Quan thế âm bồ tát

Quan Âm hoặc Quán Âm, là tên của Bồ Tát Quán Thế Âm tại Việt Nam, Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản và các nước lân cận. Thực ra, do tránh chữ Thế trong tên nhà vua Đường là Lý Thế Dân, nên Quan Âm nguyên là Quán Thế Âm mới đổi thành tên gọi như vậy.

Đây là một trong bốn vị Đại Bồ Tát của Phật giáo Trung Hoa. Người Trung Quốc thường thờ cúng Quan Âm và Bồ Tát Phổ Hiền ,Địa Tạng và Văn-thù-sư-lợi Bồ Tát.

Quan thế âm bồ tát

Hình ảnh Quan Âm hiện thân trong mọi hình dạng để cứu độ chúng sinh, nhất là trong các nạn lửa, nước, quỷ dữ và đao kiếm. Bên cạnh Phật A-di-đà và trong kinh Diệu pháp liên hoa, phẩm 25 với tên Phổ môn.

Quan Âm cũng hay được nhắc tới, các công hạnh của Bồ Tát trình bày rõ ràng và tán thán trong nhiều sự tích. Hơn nữa, phụ nữ không con cũng hay cầu Quan Âm, thế nên vị phật này thường được diễn tả dưới dạng nữ nhân tại Trung Hoa và Việt Nam.

Vị trí của quan thế âm

Trong thần thoại, văn học bác học, văn học dân gian, hay trong kinh sách nhà Phật thì quan thế âm bồ tát chỉ sau Phật Tổ , được xem là vị Bồ Tát có thần lực nhất. Điều này cũng được nhắc nhiều trong các phim của người trung hoa.

Có thể do trong quan niệm Quan Âm là vị Bồ Tát cứu độ chúng sanh và là Bồ Tát đặc trưng cho tinh thần của Phật giáo Đại thừa – giác tha, nên ngài được nâng lên tầm quan trọng như vậy, khác biệt với Phật giáo Tiểu thừa.

Tượng đức phật và quan thế âm trong chùa

Trong mọi ngôi chùa, chính giữa là tượng đức Phật Tổ, hai bên là tượng quan âm và Đại Thế Chí Bồ Tát. Tranh tượng trình bày ngài dưới nhiều dạng khác nhau, nhưng phổ biến nhất là dạng một vị Bồ Tát nghìn tay nghìn mắt.

Người ta cũng hay vẽ Ngài hiện trong mây, cưỡi rồng trên thác nước hoặc ẵm trên tay một đứa bé, có khi một đồng tử theo hầu.Tay Quan Âm thường cầm hoa hoa sen hay bình nước Cam lồ.

Tạo hình quan âm

Xuất phát từ một truyền thuyết của Phật giáo, tin rằng những người tu hành đạt tới chính quả, thì ngũ giác của họ có thể dùng chung được, nên gọi ngài với danh xưng như vậy.

Nghĩa Bồ Tát có thể “nhìn” thấy hình ảnh mọi việc, dùng mắt để “nghe” thấy âm thanh ở bất kỳ đâu, lưỡi có thể ngửi được v.v. Theo lòng tin này, đây là vị Bồ Tát sẵn sàng cứu giúp hay nói pháp khi cần, luôn “nhìn thấy” tiếng ai oán, đau khổ trong bến mê của chúng sinh.

Theo quan niệm người hoa, Quan Âm ngự tại một trong Tứ đại danh sơn là Phổ-đà Sơn, miền Đông Trung Hoa, là một trong bốn trú xứ của bốn Đại Bồ Tát của Phật giáo Trung Hoa.

Trong hang động ở Đông Hoàng, người ta thấy tượng ngài để râu. Điều này cho thấy tại Trung Hoa trước thế kỷ 10 – ngài vẫn còn được giữ dưới dạng nam giới, sau này mới được vẽ mặc áo trắng, có dạng nữ nhân. Đây là sự trộn lẫn giữa đạo Phật với đạo Lão trong thế kỷ này.

Quan thế âm bồ tát

Giai thoại về quan âm

Khác quan niệm các đạo khác thì thần linh có giới tính và có sự sinh sản. Phật giáo không cho rằng thần của họ có giới tính và sự sinh sản.

Thế nên Phật không phân biệt nam hay nữ, quan niệm Quan Âm là nam hay nữ không phải là vấn đề quan trọng trong Phật giáo.

Có rất nhiều huyền thoại về bồ tát, nhưng có lẽ được nhắc nhiều nhất có lẽ là huyền thoại nàng công chúa.

Theo một huyền thoại Trung Hoa thì ngài là con gái thứ ba của một nhà vua và mặc dù vua cha ngăn cản nhưng công chúa quyết đi tu. Cuối cùng vua nổi giận, sai đem giết nàng.

Khi được đưa vào địa ngục, công chúa biến địa ngục thành Tịnh độ cứu giúp người hoạn nạn. Sau đó, Diêm Vương thấy nàng nhân từ, nên thả nàng ra và công chúa tái sinh lại trên núi Phổ-đà biển Đông. Từ đó, nàng trở thành người cứu độ cho ngư dân.

Đến khi vua cha bị bệnh nặng, nàng trở về thăm và cắt thịt đắp lên chỗ bệnh. Nhà vua khỏi bệnh và để nhớ ơn nhà vua đã cho tạc tượng nàng. Tương truyền rằng, người ta tạc nên bức tượng nghìn tay nghìn mắt vì hiểu lầm ý của nhà vua, và vẫn được lưu truyền đến ngày nay.

Kết

Tại Trung Hoa, các ngư dân thường cầu xin Quan Âm để được bình an trong các chuyến đi đánh cá, tên gọi “Quan Âm Nam/Đông Hải”cũng bắt đầu từ đây.

Ở Việt Nam, quan thế âm bồ tát cũng được nhắc nhiều qua sự tích quan âm thị kính và diệu thiện với nhiều tình tiết khác nhau.

Nhưng dù thế nào thì hình ảnh ngài vẫn là một bồ tát nhân từ và cứu độ chúng sanh những lúc gian truân. Chúng ta cứ cung kinh đón nhận và tin tưởng, sống theo ngài ăn ngay ở lành sẽ được thương giúp. Và phải luôn nhớ rằng trong cuộc sống luôn có luật nhân quả đấy nhé

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *