Văn cúng ông Táo 23 tháng Chạp đầy đủ và chính xác nhất hiện nay

Văn cúng ông Táo là phần không thể thiếu trong phong tục cúng Táo quân. Hãy cùng tìm hiểu các bài văn cúng táo quân được nhiều người sử dụng nhất hiện nay

Theo tục lệ hằng năm của người Việt nam, vào ngày lễ cúng táo quân 23 tháng Chạp. Bên cạnh mâm cỗ với những lễ vật cần thiết thì bắt buộc phải có bài văn cúng ông táo để tiễn đưa ông công, ông táo lên chầu trời.

Tới dịp này, dù bận rộn hay gia cảnh như thế nào thì mỗi gia đình Việt cũng luôn chuẩn bị một mâm cỗ cúng thật đầy đủ tươm tất với tấm lòng thành kính của mình. Để cầu mong năm sau sẽ ấm no, sung túc, an nhiên hơn năm trước.

Cùng thecolumbiapartnership.org tìm hiểu bài văn cúng táo quân đúng nhất để cầu bình an nhé

Chuẩn bị lễ vật cúng Táo Quân

3 Mũ ông Công: Hai mũ của hai Táo ông và một mũ của Táo bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn.

Để giản tiện, nhiều người chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hài bằng giấy.

Phương tiện cho “Vua Bếp” lên chầu trời thường là 1 con cá chép còn sống hoặc bằng giấy đối với lễ miền Bắc. Hoặc cũng có thể dùng loại vàng mã gọi là “cò bay ngựa chạy” đối với lễ người miền Nam).

Ngoài các lễ vật chính kể trên, thì chúng ta có thể chuẩn bị lễ mặn, hay lễ chay, chè hoặc bánh mật (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo Quân.

Một mâm cỗ mặn cúng ông Công ông Táo thường gồm các thứ sau:

  • 1 đĩa gạo
  • 1 đĩa muối
  • 5 lạng thịt vai luộc (hoặc thịt gà)
  • 1 bát canh
  • 1 đĩa xào
  • 1 đĩa giò
  • 1 con cá chép rán (hoặc cá chép sống)
  • 1 đĩa xôi gấc
  • 1 đĩa hoa quả
  • 1 ấm trà sen
  • 3 chén rượu
  • quả cau, lá trầu
  • 1 lọ hoa
  • 1 tập giấy tiền, vàng mã

Mâm cỗ càng đề huề với tấm lòng thành thì cả nhà sẽ quanh năm no ấm.

Mâm cỗ đầy đủ cúng ông Công ông Táo ngày 12 tháng Chạp hàng năm
Mâm cỗ đầy đủ cúng ông Công ông Táo ngày 12 tháng Chạp hàng năm

Nên cúng ông Công ông Táo ở đâu?

Theo dân gian, bàn cúng ông Táo nên đặt trong khu bếp và khi cúng phải bật bếp lên để có hơi ấm tỏa ra.

Ngày nay, tùy vào điều kiện mỗi gia đình mà lựa chọn nơi cúng ông Công ông Táo phù hợp. Có gia đình lập bàn thờ Táo quân thì gia chủ sẽ tiến hành làm lễ ở bàn thờ này, còn nếu không có thì thắp hương ở bàn thờ gia tiên.

Lễ cúng nên thực hiện trước 12h trưa. Sau khi cúng xong, gia chủ sẽ hóa vàng và đồ lễ. Đồng thời thực hiện việc phóng sinh đối với cá sống để rước ông Táo lên chầu trời theo quan niệm của người xưa.

Tùy theo khu vực sinh sống có thể đem phóng sinh xuống sông, hồ, biển hay giếng nước đều được.

Các bạn có thể tham khảo thêm bài văn cúng phóng sinh đã được chúng tôi tổng hợp để thuận tiện cho quý vị sử dụng khi cần thiết. theo link sau: https://thecolumbiapartnership.org/van-cung-phong-sinh-va-nhung-loi-can-tranh-khi-lam-le/

Sau đây, các bạn có thể tham khảo 3 bài văn cúng ông Công, ông Táo phổ biến thường được mọi người sử dụng.

Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa Thông tin

Khấn nôm ngày 23 tháng Chạp (theo Nguyễn Thị Nhi – Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam)

Văn khấn ông Táo, bài cúng ông Táo được lưu truyền trong dân gian

Hy vọng với bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho các bạn biết cách làm lễ tết cúng ông táo ngày 23 tháng Chạp.

Ngoài ra, chúng tôi còn tổng hợp thêm nhiều bài văn cúng vô cùng hữu ích cho quý độc giả tham khảo khi diễn ra các nghi lễ đặc biệt quan trọng trong năm.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *