Cấu tạo chi tiết về ván trượt – Liệu bạn đã nắm hết?

Muốn chinh phục được bộ môn trượt ván, trước hết, bạn phải hiểu và nắm rõ cấu tạo của chiếc ván trượt. Khi hiểu tường tận về từng chi tiết, bạn sẽ dễ dàng điều khiển và khiến ván trượt di chuyển theo ý của mình. Liệu bạn đã biết nà nắm hết các bộ phận và chức năng của từng bộ phận trên ván trượt? Cùng thecolumbiapartnership.org phân tích từng yếu tố trên ván trượt của bạn nhé! 

Trucks – Trục: Bộ phận nâng đỡ lực

 
Trục quay: bộ phận nâng đỡ lực
Trục quay: bộ phận nâng đỡ lực

Mặt ván là nơi đặt chân để bạn di chuyển thì trục là bộ phận giúp kết nối ván với bánh xe để ván có thể trượt được. Đây là một bộ phận rất quan trọng và đòi hỏi phải được thiết kế, lắp đặt chính xác. Trục sẽ chịu lực nâng đỡ trên ván và truyền xuống bánh xe. 4 bánh xe sẽ được gắn trực tiếp với trục.

Trục được làm từ hợp kim cứng, chắc, chịu lực tốt. Thông thường, trục được làm từ nhôm hoặc Titan. Có những loại trục cao cấp được làm từ vàng, Carbon. Đây đều là những hợp kim nhẹ nhưng rất bền, tốt, giúp người chơi sử dụng ván trượt dễ dàng và lâu dài hơn. 

Trong đó, thanh hợp kim dài, cứng nhất được lắp đặt chính giữa, chạy ngang trục. Người ta gọi đây là Axle. Hangar hay Hanger – thanh đỡ được bao xung quanh Axle. Nó có tác dụng chịu lực chính. Hơn nữa, đây là vị trí để gắn bearings – ổ bi. Ngoài ra còn có Base Plate – tấm đế và Riser – miếng đệm, Kingpin – con ốc và cục Bushing để đệm. 

Nhờ các bộ phận trên trục này, bạn có thể dễ dàng điều khiển ván trượt. Ván sẽ đổi hướng theo như bạn muốn. Việc thực hiện các cú nhảy, trick cũng dễ dàng hơn. Bạn có thể điều chỉnh độ siết chặt của ốc và ván, trục theo nhu cầu.  

Deck – mặt ván: nơi tiếp xúc với chân người chơi

Chắc chắn đây là bộ phận đầu tiên mà bạn quan tâm khi chọn ván trượt. Mặt ván của ván trượt sẽ ngay lập tức đập vào mắt bạn khi nhìn ván trượt. Bởi vì, nó là bộ phận lớn nhất và thu hút nhất. Thông thường, mặt ván sẽ được trang trí bằng các họa tiết, màu sắc đa dạng. Qua những chi tiết trang trí này, một phần tính cách của bạn sẽ được bộc lộ, thể hiện cá tính, sự phá cách của bạn.

Mặt ván trượt thể hiện phong cách của bạn
Mặt ván trượt thể hiện phong cách của bạn

Chất liệu phổ biến nhất để làm nên mặt ván trượt là gỗ thông, gỗ thích Canada. Một mặt ván sẽ bao gồm nhiều lớp gỗ mỏng ép chặt lại với nhau. Thông thường sẽ có từ 5 đến 8 lớp gỗ ép. Nếu ít lớp gỗ, ván sẽ không đủ độ cứng và dễ gãy. Trường hợp ngược lại, ván quá dày, nặng, gây khó khăn cho người chơi khi muốn di chuyển, bật nhảy.

Ngoài ra, để tăng độ bền cho ván, người ta ép thêm một tấm carbon ở giữa ván. Một số vật liệu khác có thể bổ sung vào mặt ván, giúp ván nhẹ hơn như: tre, nhựa tổng hợp, sợi thủy tinh, nhựa cây, sợi carbon. Mặt ván làm bằng nhựa hiện nay cũng khá phổ biến. Tuy nhiên, độ chắc chân và độ bền của mặt ván nhựa sẽ kém hơn mặt ván gỗ.

Mỗi loại ván trượt khác nhau sẽ có độ rộng và chiều dài ván khác nhau. Theo đó độ cong của ván cũng sẽ khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu và kích thước chân của bạn để chọn mặt ván trượt phù hợp.

Bearings – bạc đạn/ ổ bi: Hỗ trợ bánh xe quay

Bearings hay còn gọi là Ổ bi cho ván trượt thường được trang bị trong bánh xe, giúp bánh xe di chuyển nhẹ nhàng hơn. Mỗi bánh xe của ván trượt sẽ có hai ổ bi lực như vậy, tổng cộng một chiếc ván trượt hoàn chỉnh sẽ có 8 ổ bi.

Mỗi ván trượt sẽ có 10 ổ bi
Mỗi ván trượt sẽ có 10 ổ bi

Mỗi ổ bi sẽ chứa những viên bi tròn, nhỏ. Chúng được làm từ thép hoặc titan. Có những loại bi cao cấp làm từ ceramic – một vật liệu rất tốt và đắt tiền. Viên bi rất bóng loáng, nhẹ, cứng, dễ dàng lau chùi. 

Dựa trên tốc độ quay, người ta chia ổ bi ra thành nhiều loại. Các loại bi thường dùng sẽ theo chuẩn ABEC. Chuẩn này được đánh số bởi các số lẻ gồm: 1, 3, 5, 7, 9 và 11. Trong đó, ABEC 11 cho tốc độ quay cực cao. 

Wheels – Bánh xe: Giúp ván trượt di chuyển 

Bánh xe giúp ván trượt di chuyển
Bánh xe giúp ván trượt di chuyển

Bánh xe là bộ phận giúp ván trượt có thể chạy được. Tính theo kích thước, người ta chia bánh xe thành ba nhóm: 

  • Bánh nhỏ có đường kính từ 48-50mm.
  • Bánh thường có đường kính từ 50-60mm.
  • Bánh lớn có đường kính từ 60-70mm.

Trong đó, loại bánh nhỏ sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện những cú trick hơn. Nếu bạn dùng ván trượt để di chuyển dưới đường như một phương tiện, tốt nhất bạn nên chọn bánh lớn bởi khả năng chịu lực tốt và tốc độ cao. Ngoài ra, tùy theo độ cứng của bánh, người ta chia làm ba nhóm: Soft, Hard và Med. 

Một ván trượt sẽ được lắp 4 bánh ở 2 đầu trục. Tức là mỗi trục sẽ được gắn 2 bánh. Nếu bạn muốn thay bánh xe, bánh được chọn là cùng một loại, một kích thước. Các loại bánh này được làm từ cao su cứng, bền.

Một số bộ phận khác 

Ngoài những bộ phận chính trên, một chiếc ván trượt cũng cần có các bộ phận phụ như:

  • Griptape – mặt nhám, giấy nhám: dùng để trải trên bề mặt ván trượt giúp tăng độ bám, giúp bạn thực hiện những cú trick dễ dàng hơn.
  • Hardware – bộ ốc: những con ốc vít này được thiết kế chuyên dụng, giúp kết nối mặt ván trượt và trục.

Đến đây, bạn đã hiểu rõ từng chi tiết cấu tạo và chức năng từng bộ phận của ván trượt rồi chứ? Chúc bạn có những phút giây thật thư giãn bên bộ môn hữu ích này! 

 

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *