Văn cúng Giỗ ông bà, Tổ tiên đầy đủ nhất

Văn cúng giỗ là một trong những bài văn cúng được nhiều người sử dụng nhiều nhất. Vậy cách làm lễ và cầu khấn như thế nào đúng nhất hãy cùng xem ngay nhé.

Đây là nét văn hóa đặc trưng của người Việt Nam thể hiện đạo lý “ uống nước nhớ nguồn”, tính nhân văn của dân tộc ta.

Vậy bạn đã biết cách làm lễ cúng giỗ ông bà, cha mẹ – Bài khấn, Văn cúng như thế nào thật hợp lí chưa? Nếu còn đang băn khoăn lo lắng, hãy xem ngay bài viết sau của thecolumbiapartnership.org để tìm hiểu kỹ hơn nhé!

Những bài văn cúng Giỗ quan trọng

Văn cúng Giỗ 49 ngày

Hay Lễ Chung Thất là một nghi thức tâm linh phổ biến ở Việt Nam. Giỗ 49 ngày dành cho thần thức của người đã khuất sau khi họ mất được 49 ngày.

Theo quan điểm của Đạo Phật, trong 49 ngày đầu linh hồn của người chết sẽ trải qua 7 lần phán xét. Mỗi lần như vậy thường kéo dài 7 ngày. Sau 49 ngày đó, linh hồn của họ mới được siêu thoát.

Vì vậy, con cháu trên dương gian cần phải làm lễ cúng bái để thể hiện lòng thành kính và tưởng nhớ tới người quá cố.

Mặc dù không khí trang nghiêm, bi ai, đau thương bao trùm trong buổi lễ. Nhưng những người thân quyến vẫn cố gắng thực hiện đúng nghi lễ để mong vong linh người đã mất được thoải mái, dễ siêu độ.

Văn cúng Giỗ 100 ngày

Còn có tên gọi khác là Lễ Tốt Khốc, mang ý nghĩa “thôi khóc” người đã khuất để linh hồn người đã mất được thanh thản. Bởi, theo quan niệm của Đạo Phật thì trong 100 ngày đầu, linh hồn của người quá cố vẫn còn lưu luyến trần gian.

Do đó, sau khi mất được 100 ngày, người thân trong nhà cần làm lễ cúng để đưa tiễn vong linh người đã khuất về nơi an nghỉ cuối cùng, an tâm ra đi không còn vấn vương trần tục.

Văn cúng lễ Giỗ đầu

Thường được gọi giỗ Tiểu Tường là ngày giỗ đầu tiên được tính từ ngày mất đúng một năm của người đã khuất. Đây là một trong hai giỗ thuộc thời kỳ để tang người đã mất.

Trong thời gian này, những đau buồn, xót xa người thân trong gia đình vẫn chưa thể nguôi ngoai, không khí bi thương, sầu thảm vẫn còn bao trùm gia cảnh người quá cố.

Trong ngày Giỗ Đầu, con cháu vẫn mặc đồ tang phục.Nghi thức được tổ chức trang nghiêm không kém gì so với ngày để tang năm trước.

Nếu gia đình nào có điều kiện thì có thể thuê cả đội kèn trống thêm phần trang trọng cho buổi lễ.

Văn cúng Giỗ Đại Tường

Giỗ hết tang là ngày giỗ sau 2 năm của người mất. Lễ giỗ này vẫn nằm trong thời kỳ để tang. Cũng giống như lễ Giỗ đầu, buổi lễ vẫn được tổ chức nghiêm trang, con cháu vẫn mặc đồ để tang cho người đã khuất.

 Văn cúng Giỗ thường

Lễ Giỗ này được tổ chức sau ngày người đó mất từ ba năm trở đi. Trong buổi lễ, con cháu chỉ cần mặc đồ thường phục. Trong khoảng thời gian này những nỗi đau , mất mát cũng đã vơi dần.

Đây  là dịp để con cháu người quá cố sum họp để tưởng nhớ người đã khuất và số lượng khách mời không còn rộng rãi như 2 giỗ trước mà chủ yếu là người thân trong gia đình, dòng họ.

Bài viết trên được Thecolumbiapartnership tổng hợp các bài Văn cúng Giỗ được trích từ “Văn khấn cổ truyền việt Nam” được nhiều người sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Những bài văn cúng trên được áp dụng cho tất cả đối tượng từ cúng Gia Tiên, ông bà ,cha mẹ, đến anh chị em,…trọn bộ cho phần thực hiện nghi lễ cúng Giỗ người đã khuất.

Hy vọng sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho quý độc giả. Bạn nào quan tâm có thể tham khảo thêm các bài văn cúng Giao thừa, Văn cúng đầu năm sau để có năm mới Mưa thuận gió hòa, an khanh thịnh vượng.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *