Tìm hiểu về tiểu sử và cuộc đời của vị vua bảo đại.

Khi tìm hiểu về lịch sử nước Việt, chúng ta không khỏi bất ngờ về vua Bảo Đại – Vị vua sau cùng của nhà Nguyễn. Diễn biến cuộc đời của ông thế nào

Với nhiều giai đoạn lịch sử, vua Bảo Đại giống một nhân tố quan trọng tạo nên sự thay đổi của nước ta thời sau này.

Không chỉ nổi tiếng về cách trị vì, ông còn nổi bật với nhiều giai thoại khác? Ông là con ai và có mấy vợ? Chúng ta cùng đi vào phần chia sẻ sau để hiểu rõ hơn về vị vua này.

Ông sinh ngày 22 tháng 10 năm 1913, mất ngày 31 tháng 7 năm 1997. Tên khai sinh: Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy. Ông vị vua cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn nói riêng và là vị hoàng đế thứ 13 của chế độ quân chủ trong lịch sử Việt Nam nói chung.

Tục lệ nhà Nguyễn các vị Hoàng đế đời trước chỉ giữ một niên hiệu nên dân gian hay dùng niên hiệu để chỉ vị Hoàng đế, ông lấy niên hiệu là Bảo Đại. Ông đồng thời là Hoàng đế của Đế quốc Việt Nam (1945) và là Quốc trưởng của Quốc gia Việt Nam (1949 – 1955).

Tiểu sử và sự nghiệp vua Bảo Đại

Thuở nhỏ

Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy là con trai duy nhất của vua Khải Định, mẹ là Hoàng Thị Cúc. Ông sinh tại kinh thành Huế, ngày 22 tháng 10 năm 1913.

Dù là sự thật được công nhận, nhưng Khải Định bị mang tiếng là bất lực và không thích gần đàn bà nên thân thế của ông cho đến nay vẫn còn nhiều nghi ngờ.

Năm 1922, ông được xác lập làm Đông cung Hoàng Thái tử khi được 9 tuổi. Và cũng năm này, ông được cùng Khải Định lần đầu sang Pháp để thưởng ngoạn cuộc triển lãm hàng hóa tại Marseille, Pháp.

Tháng 6/1922, Vĩnh Thụy được vợ chồng Jean François Eugène Charles ( cựu Khâm sứ của Trung kỳ ) nhận làm con nuôi.

Từ đây bắt đầu thời kỳ du học của ông, ông học ở trường Lycée Condorcet rồi sau ở trường Sciences Po (École libre des sciences politiques), Paris.

Năm 1925, Khải Định mất, Vĩnh Thụy về nước thọ tang và Vĩnh Thụy được tôn lên kế vị làm hoàng đế kế nhiệm khi mới 12 tuổi.

Vua bảo đại lên ngôi lúc 12 tuổi

Tháng 3 sau đó, ông trở lại Pháp để tiếp tục học tập. Từ niên khóa 1930, ông theo học trường Khoa học Chính trị (Sciences Po).

Ngày 16 tháng 8 năm 1932, ông xuống tàu D Artagnan về nước sau 10 năm được đào tạo ở Pháp. Sự kiện ra đạo dụ số một tuyên cáo chấp chính ngày 19 tháng 9 năm 1932, đã khẳng định chế độ quân chủ Đại Nam hoàng triều của ông. Văn bản này dẫn đến việc hủy bỏ “Quy ước” ngày 16 tháng 11 năm 1925 lập ra sau khi Khải Định mất không lâu.

Hoàng đế Đại Nam (1925 – 1945)

Khi vừa lên ngôi, ông đã tiến hành cải cách công việc trong triều như sắp xếp lại việc nội chính, hành chính.

Đặc biệt là cho bỏ một số tập tục mà các vua nhà Nguyễn trước đã bày ra như: thần dân có thể ngước nhìn vua khi lễ giá tới thay vì quỳ lạy. Mỗi khi vào chầu các quan Tây chỉ bắt tay vua và không phải chắp tay xá lạy mà, các quan ta cũng không phải quỳ lạy.

Ngày 8 tháng 4 năm 1933, ông ban hành một đạo dụ cải tổ nội các, quyết định tự mình chấp chính.

Đồng thời sắc phong thêm 5 thượng thư mới xuất thân từ giới học giả và hành chính nhằm thay thế các thượng thư già yếu hoặc kém năng lực. Việc này được cho là ảnh hưởng lớn đến nền trị vì bấy giờ.

Nổi bật là thành lập Viện Dân biểu để trình bày nguyện vọng lên nhà vua và quan chức bảo hộ Pháp. Ông cũng cho phép Hội đồng tư vấn Bắc Kỳ được thay mặt Nam triều trong việc hợp tác với chính quyền bảo hộ.

Ông làm đám cưới với Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan và tấn phong bà làm Nam Phương hoàng hậu năm 1934.

Trước giờ, các vợ vua chỉ được phong tước Hoàng phi, sau khi mất mới được truy phong Hoàng hậu.

Thế nên việc làm này là phá lệ và không được ủng hộ. Cuộc hôn nhân này gặp phải rất nhiều phản đối vì hoàng hậu là người Công giáo và mang quốc tịch Pháp. Ông được xem là nhà vua đầu tiên thực hiện bỏ chế độ cung tần, thứ phi.

Hoàng đế Đế quốc Việt Nam (1945)

Bộ máy hành chính thực dân Pháp đã tan rã sau khi Đế quốc Nhật Bản đảo chính Pháp. Vì yêu cầu thành lập chính phủ mới rất cấp bách và Đế quốc Việt Nam ra đời .

Bắt đầu bằng việc vua gặp mặt cố vấn tối cao của Nhật là đại sứ Yokoyama Masayuki tại năm 1945. Tại đây, họ đã ký bản “Tuyên cáo Việt Nam độc lập” thống nhất Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ, tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884.

Cũng trong năm1945, ông đã ký đạo dụ số 5 giải thể Viện Dân biểu Trung Kỳ, chuẩn y thành phần nội các Trần Trọng Kim. Sau đó, chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam.

Tháng 8-1945, khi Đế quốc Nhật Bản đầu hàng khối Đồng minh, Trần Trọng Kim tạo ra một Ủy ban Giải phóng Dân tộc và tuyên bố bảo vệ nội các Đế quốc Việt Nam.

Theo lời khuyên của ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, ông gửi thông điệp cho các nước Đồng Minh, đề nghị công nhận Đế quốc Việt Nam.

Thông điệp này cũng được gửi đến De Gaulle yêu cầu công nhận nền độc lập của Việt Nam, cho rằng sự độc lập của Việt Nam “chỉ có nghĩa là bảo vệ lợi ích của Pháp với Đương”

Cách mạng tháng 8 đã nổ ra khắp cả nước, ông đã trả lời Hội đồng Cơ mật rằng ông quyết định thoái vị “để không phải là một trở ngại cho sự giải phóng của đất nước”.

Tham gia Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Vua bảo đại tham gia chính phủ Việt Nam công hòa

Sau khi thoái vị, chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà cũng không bạc đãi mà khoản đãi rất tốt với ông.

Tháng 9 năm 1945, Vĩnh Thụy nhận chức “Cố vấn tối cao Chính phủ Lâm thời Việt Nam tại Hà Nội.

Ông cũng là một trong 7 thành viên của Ủy ban Dự thảo Hiến pháp do Hồ Chí Minh đứng đầu. Sau đó, Vĩnh Thụy được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Sống ở Trung Quốc

Ngày 16 tháng 3 năm 1946, khi được cử tham gia phái đoàn sang Trùng Khánh thăm viếng Trung Hoa, ông không trở về nước, mà tách khỏi đoàn để tới Côn Minh rồi Hương Cảng.

Tại Hồng Kông, ông  đã tiếp xúc với nhiều giới chính trị, trong đó có người Mỹ. Đại diện Hoa Kỳ, đại tướng George Marshall, đã đem bản giao ước với Thụy về trình Tổng thống Harry S. Truman.

Ông đã nhiều lần khiến các sòng bạc tại Hồng Kông phải kinh ngạc khi thường lui tới các sòng bạc và sàn nhảy với cái tên “Wang Kunney tiên sinh”. Ông nổi tiếng với những khoản tiền cược rất lớn trong các ván bạc.

Dù biết việc này, cho rằng ông có lý do riêng, Hồ Chí Minh vẫn tin tưởng ông, dù ông không chịu về nước.Cchính phủ còn cử bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đem tiền và vàng qua Hồng Kông cho Cố vấn vào đầu tháng 12/1946.

Ít lâu sau, ông bèn viết thư về nước xin từ chức “Cố vấn tối cao” trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Sau đó, cuộc đời ông cũng trải qua nhiều thăng trầm trong vai trò là quốc trưởng rồi đến việc bị truất phế.

Bị phế truất

Sau khi từ Trung Quốc trở về, ông trải qua khá nhiều thời kỳ lịch sử nhưng chỉ là cái bóng trong bộ máy chính trị. Hầu như ông chỉ quanh quẩn ở vùng cao nguyên Đà Lạt, Daklak cùng gia đình hoàng tộc của mình.

Tháng 9 năm 1954, tướng Nguyễn Văn Hinh không chịu dưới quyền chỉ huy của Ngô Đình Diệm nên đánh điện sang Pháp nhờ vua can thiệp.

Theo đó, vua triệu tập Diệm sang Cannes gặp để bàn lại việc sắp xếp nhân sự nhưng Diệm không đi nên vua quyết định điện về Sài Gòn cách chức thủ tướng của Ngô Đình Diệm.

Thế nhưng, bất ngờ xảy ra, Ủy ban trưng cầu dân ý thành lập đưa ý kiến đòi truất phế Quốc trưởng Bảo Đại ngày 4 tháng 10 năm 1955.

Theo đó, đưa Thủ tướng Ngô Đình Diệm lên làm Quốc trưởng. Những người ủng hộ Ngô Đình Diệm kiểm soát đến nơi bỏ phiếu, cử tri chỉ có thể bầu hoặc đánh rớt phiếu của chính mình.

Ngày 18/10/1955, từ văn phòng của mình tại Paris, Thụy đưa ra tuyên bố cắt chức Thủ tướng cũng như xóa bỏ mọi quyền lực của Ngô Đình Diệm. Việc này nhằm phản đối một chính phủ công an trị và chế độ độc tài cá nhân do Ngô Đình Diệm đứng đầu.

Cuộc sống lưu vong

Ông sống ban đầu ở Cannes, sau đó chuyển tới vùng ngoại ô Alsace. Ông phải bán dần tài sản của mình khi không còn tiền tài trợ của chính phủ Pháp và bị cơ quan thuế để mắt tới.

Năm 1963, hoàng hậu Nam Phương qua đời tại Chabrignac. Năm 1972, ông sống với Monique Baudot, một phụ nữ Pháp kém ông hơn 30 tuổi sau khi đã tiêu pha hết cả tài sản. Đến năm 1982 thì kết hôn, ông nhập đạo Công giáo lấy tên thánh là Jean-Robert.

Trong thời gian này, ảnh hưởng của ông vẫn còn rất lớn tại các khu vực như Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế.

Nhằm thuyết phục ông tham gia một chính phủ liên hiệp nhằm thống nhất Việt Nam, phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã phái các đại diện sang Pháp.

Theo đó, thông qua ông thì miền Bắc có thể thu hút thêm những người ủng hộ tại các địa phương mà ông có ảnh hưởng.

Dưới ảnh hưởng của các cuộc gặp mặt này, trong những buổi phát biểu công khai, ông chỉ trích chính phủ Nguyễn Văn Thiệu, thể hiện lập trường chống lại sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Đồng thời kêu gọi thành lập một chính phủ liên hiệp tự do, trung lập và hòa bình tại Việt Nam.

Tang lễ

Ông là vị vua thọ nhất nhà Nguyễn, hưởng thọ 85 tuổi, qua đời vào 5 giờ sáng ngày 31 tháng 7 năm 1997 tại Quân y viện Val-de-Grâce. Khi chưa thể  tham dự Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Pháp ngữ ở Hà Nội vào cuối năm 1997.

Đám tang ông được tổ chức tại nhà thờ Saint-Pierre de chaillot số 35 đại lộ Marceau, quận 16 Paris và linh cữu được mai táng tại nghĩa địa Passy trên đồi Trocadero.

Gia quyến

gia đình vua bảo đại

Ông: Nguyễn Cảnh Tông Đồng Khánh hoàng đế.

Bà: Hựu Thiên Thuần hoàng hậu Dương thị (18 tháng 4 năm 1868 – 17 tháng 9 năm 1944), được tôn phong Khôn Nghi Xương Đức Thái hoàng thái hậu còn gọi là Đức Tiên Cung. Khi ông còn bé đều do bà nuôi dưỡng.

Cha: Nguyễn Hoằng Tông Khải Định hoàng đế.

Mẹ: Đoan Huy Hoàng thái hậu Hoàng thị 28 tháng 1 năm 1890 – 9 tháng 11 năm 1980), còn gọi là Đức Từ Cung Bà vốn là Cung nhân, xuất thân thấp kém, sau mang thai ông mà được tấn phong Huệ phi

Hậu phi:

  1. Nam Phương hoàng hậu Nguyễn Hữu Thị Lan; 14 tháng 12 năm 1914 – 16 tháng 9 năm 1963), con gái của Nguyễn Hữu Hào và phu nhân Lê Thị Bính, con gái của Lê Phát Đạt. Quê Gò Công, Tiền Giang, Việt Nam, có hôn thú, có năm người con
  2. Bùi Mộng Điệp 22 tháng 6 năm 1924 – 26 tháng 6 năm 2011), quê Bắc Ninh, không hôn thú, có ba người con.
  3. Ánh phi Lê thị ở Huế, (24 tháng 06, 1925 – 15 tháng 12 năm 1986: 61 tuổi) không hôn thú, có hai người con, được phong làm Ánh phi  vào năm 1935. Về sau đều gọi bà là Lê Phi Ánh
  4. Lý Lệ Hà, quê Thái Bình, vũ nữ, không hôn thú, không có con
  5. Hoàng Tiểu Lan còn tên khác là Jenny Woong, vũ nữ Trung Hoa lai Pháp, không hôn thú, có một con gái, sau này cũng có đưa về Đà Lạt, cũng có một biệt thự như các bà thứ phi người Việt.
  6. Bà Vicky (Pháp), không hôn thú, có một con gái.
  7. Clément: vũ nữ và buôn lậu ở xóm Cigalle (Pháp), không hôn thú người Pháp, sinh tại Lorraine vào ngày 30 tháng 4, năm 1946. Năm 1972 vào tháng 2, bà kết hôn với vua, được xưng danh Hoàng phi (Imperial Princess). Sau khi vua băng hà, bà tự xưng làm Thái Phương hoàng hậu

Hậu duệ: ông có 5 hoàng tử và 7 hoàng nữ, tổng cộng 12 người con.

Hoàng tử:

  1. Nguyễn Phúc Bảo Long, sinh ngày 4 tháng 1 năm 1936, mất ngày 28 tháng 7 năm 2007. Mẹ là Nam Phương hoàng hậu.
  2. Nguyễn Phúc Bảo Thắng, sinh ngày 9 tháng 12 năm 1943, mất ngày 15 tháng 3 năm 2017. Mẹ là Nam Phương hoàng hậu.
  3. Nguyễn Phúc Bảo Ân, sinh năm 1951 đang sống tại Westminster, là người con nối dõi nhà Nguyễn. Mẹ là Lê Phi Ánh. Ông Bảo Ân có hai con, gái là Nguyễn Phúc Thụy Sĩ, sinh năm 1976 và trai là Nguyễn Phúc Quý Khang sinh năm 1977. Như vậy, Nguyễn Phúc Quý Khang là cháu đích tôn của Cựu Hoàng Bảo Ðại.[50].
  4. Nguyễn Phúc Bảo Hoàng, sinh năm (1954 – 1955), chết khi một tuổi. Mẹ là Bùi Mộng Điệp.
  5. Nguyễn Phúc Bảo Sơn, sinh năm (1957 – 1987), chết khi 30 tuổi vì tử nạn tại Nhật. Mẹ là Bùi Mộng Điệp.

Hoàng nữ:

  1. Nguyễn Phúc Phương Mai, sinh ngày 1 tháng 8 năm 1937 tại Đà Lạt.
  2. Nguyễn Phúc Phương Liên, sinh ngày 3 tháng 11 năm 1938. Mẹ là Nam Phương hoàng hậu.
  3. Nguyễn Phúc Phương Dung, sinh ngày 5 tháng 2 năm 1942. Mẹ là Nam Phương hoàng hậu.
  4. Nguyễn Phúc Phương Thảo, sinh ngày 4 tháng 6 năm 1946 hiện nay đang sống ở Pháp. Mẹ là Bùi Mộng Điệp.
  5. Nguyễn Phúc Phương Minh, sinh ngày 15 tháng 1 năm 1949, bà lấy chồng và lập nghiệp ở Pháp, rồi ly dị, trước Tháng 4 năm 1975 về Sài Gòn thăm mẹ và bị kẹt lại đây, sau đó được bảo lãnh sang Hoa Kỳ lập nghiệp và qua đời tại Hoa Kỳ vào năm 2012. Mẹ là Lê Phi Ánh.
  6. Nguyễn Phúc Phương An, sinh năm 1955, hiện nay đang sống ở Hawaii, Hoa Kỳ[51][52]. Mẹ là Hoàng Tiểu Lan.
  7. Nguyễn Phúc Phương Từ, sinh năm 1955[53], hiện đang sống ở Pháp. Mẹ là Quý bà Vicky.

Ngoài ra, ông còn có một người con do bà Từ Cung Hoàng thái hậu nuôi từ nhỏ, nhưng không rõ là con bà nào do ông không tiết lộ.

Kết

Bảo đại được xem như người chuyển giao của các triều đại phong kiến đến thời hiện đại sau này. Không chỉ là ông vua hào hoa, lịch lãm, những quyết định của ông cũng gây được khá nhiều sự chú ý.

Mặc dù ông là vị vua không được mong đợi, nhưng những việc làm của ông cũng khiến người ta phải suy nghĩ. Ông học giỏi và giỏi toàn diện, chỉ là không biết làm vua mà thôi.

==>> Xem ngay Nguyên nhân chính tại sao pháp xâm lược việt nam ta

 

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *