Tập Cận Bình – Cuộc đời và sự nghiệp của tổng thống Trung Quốc

Tập Cận Bình- người được xem là đã làm thay đổi cả đất nước đông dân nhất thế giới. Cùng tìm hiểu về xuất thân, cuộc đời, sự nghiệp của ông

Là một người dân bình thường, chắc hẳn ít tai quan tâm đến chính trị. Nhưng đây lại là điều bạn nên biết để hiểu thêm về bộ máy chính quyền của đất nước mình.

Ở nước ta thì nổi tiếng có Nguyễn Minh Triết, Trần Đức Lương và nguyễn tấn dung … là những nguyên thủ quốc gia danh tiếng thường được nhắc đến.

Nhưng đất nước Trung Hoa thì có một nhà cầm quyền không thể không nhắc đến đó chính là Tập Cận Bình- người được xem là đã làm thay đổi cả đất nước đông dân nhất thế giới.

Tiểu sử Tập Cận Bình

Tập Cận Bình là nhà lãnh đạo quốc gia tối cao của Trung Quốc, ông sinh ngày 1 tháng 6 năm 1953. Các chức vụ của ông xem ra khá đáng nể, thuộc cơ quan thực quyền cao nhất Trung Quốc.

tập cậnbình

Ông hiện là:

  • Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18
  • Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
  • Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
  • Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
  • Và là nhân vật số một trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc

Ông thuộc thế hệ lãnh đạo thứ 5, thế hệ Tập-Lý sau thế hệ Hồ-Ôn, lý khắc cường của Trung Quốc. Kể từ đầu thế kỷ 21, ông được coi là nhà lãnh đạo để lại nhiều dấu ấn nhất tại Trung Quốc.

Sự nghiệp của ông có thể được tóm tắt như sau:

Ông là con trai cựu Phó Thủ tướng Trung Quốc Tập Trọng Huân, sinh ngày 1 tháng 6 năm 1953 tại Bắc Kinh, gia đình gốc ở Phú Bình, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.

Cha ông bị cách chức khi Bình được 10 tuổi và gửi đi làm việc tại một hãng xưởng ở Lạc Dương, Hà Nam. Thế nhưng, cực khổ vẫn chưa chấm dứt với Bình. Khi ông được 15 tuổi, năm 1968 thì cha ông bị giam tù trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa.

Quyết không để xuất thân làm ảnh hưởng bản thân. Tháng 1/1969, tham gia vào đại đội thanh niên lao động của tỉnh Thiểm Tây.

Tiếp đó, ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc  vào Tháng 1 năm 1974, về được phong làm Bí thư Chi bộ Đảng của nhóm sản xuất (1969-1975).

Từ năm 1975 đến 1979, ông là sinh viên học tập tại Trường Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh.

Từ năm 1979 đến 1982, làm Thư ký Văn phòng Quốc vụ viện và Thư ký Văn phòng Quân ủy Trung ương.

Năm 1982-1983, Phó Bí thư Huyện ủy huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc.

Thăng tiến

chủ tịch tập cận bình

Từ năm 1983 đến năm 2007, ông đã trải qua các chức vụ như:

  • Bí thư Huyện ủy huyện Chính Định thuộc tỉnh Hà Bắc (khóa 1983-1985).
  • Ủy viên Thường vụ Thành ủy kem Phó Chủ tịch UBND TP.Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến (1985-1988).
  • Bí thư Thị ủy Ninh Đức thuộc tỉnh Phúc Kiến (khóa 1988-1990).
  • Ủy viên Thường vụ Thành ủy TP. Phúc Châu, kiêm Chủ tịch HĐNT TP. Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến (khóa 1990-1993).
  • Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Phúc Kiến, Bí thư thành phố Phúc Châu, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Phúc Châu (1993-1995).
  • Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Phúc Kiến,  kiêm Bí thư TP. Phúc Châuvà Chủ tịch HĐND TP. Phúc Châu (khóa 1995-1996).
  • Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Phúc Kiến (1996-1999); Chủ tịch lâm thời tỉnh Phúc Kiến (1999-2000).
  • Phó Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng Phúc Kiến (2000-2002).
  • Phó Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng Chiết Giang (2002-2003).
  • Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Chiết Giang (2003-2007)
  • Bí thư Thành ủy Thành phố Thượng Hải (2007).

Từ năm 1998–2002, ông tiếp tục học tại Đại học Thanh Hoa và lấy bằng Tiến sĩ Luật. Đây được xem là đà khởi đầu ấn tượng cho sự nghiệp sau này của ông.

Khóa 15, ông là Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Khoá 16, 17 trở thành Ủy viên Chính thức Trung ương Đảng.

Tại Đại hội 17 Đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 10 năm 2007, ôngđược bầu làm Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương. Hơn thế nữa, ông được phân công kiêm nhiệm Hiệu trưởng Trường Đảng Trung ương.

Cột mốc

Ngày 15 tháng 3 năm 2008, được Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc bầu làm Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Hội nghị Toàn thể Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 5, khóa 17 ngày 18 tháng 10 năm 2010, Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bắc Kinh đã bầu Tập giữ chức Phó Chủ tịch Quân Ủy Trung ương.

Đây được xem là vị trí trọng điểm, cơ quan chỉ đạo và quyết định mọi hướng đi của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiến hành phiên họp đầu tiên sau Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 18 ngày 15 tháng 11 năm 2012 đưa quyết định bầu ông làm Tổng Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Thành công nối tiếp thành công, ngày 14 tháng 3 năm 2013, kết thúc quá trình chuyển giao quyền lực ở quốc gia đông dân nhất thế giới. Ông đã được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Quan điểm

Ông Tập rất xem trọng việc lãnh đạo toàn dân trong sự nghiệp hành chính của mình. Theo ông “người làm “quan” .

Mỗi cán bộ chính quyền cần nhớ: quyền lực do dân mà ra và phải lấy dân làm gố. Tất cả lợi ích đều phải đặt nhân dân lên đầu.

Ông cũng là người tiên phong ủng hộ phát triển kinh tế thị trường, nhưng khá thận trọng về cải cách chính trị cũng như phát triển Trung Quốc với việc duy trì sự lãnh đạo của đảng cộng sản và việc cần thiết duy trì ổn định xã hội.

Bảo vệ đạo đức, văn hóa xã hội

Là người ngưỡng mộ văn hóa truyền thống Trung Quốc,  ông đã có bài phát biểu dài ca ngợi văn hóa truyền thống và đưa ra 4 yêu cầu đối với giới văn nghệ tại Đại hội ngày 30/11/2016.

Theo ông, dân tộc Trung Hoa muốn thực hiện cuộc phục hưng vĩ đại thì không chỉ cần phát triển mạnh về vật chất mà còn cần phát triển về sức mạnh tinh thần tương xứng.

Theo ông Tập “một dân tộc sẽ phải thường xuyên hứng chịu bi kịch lịch sử khi vứt bỏ hoặc quay lưng với lịch sử văn hóa của mình.

Và hơn nữa là không thể phát triển được.” Khẳng định này sâu sắc nhấn mạnh giới văn nghệ “tuyệt đối không thể khinh nhờn tổ tiên, xem nhẹ kinh điển, không tôn trọng các bậc anh hùng”.

Chính sách mới

Dưới thời nhà Tập, chính phủ Trung Quốc ngăn chặn các ảnh hưởng xấu từ văn hóa ngoại lai và có nhiều chính sách cổ vũ các giá trị văn hóa truyền thống.

Ông cũng lên án những hiện tượng văn hóa không hay trong giới văn nghệ. Đề nghị họ sửa đổi, loại bỏ chủ nghĩa kim tiền, hưởng lạc, và chủ nghĩa cực đoan

Từ sau khi Tập nắm quyền lãnh đạo năm 2012, Chính phủ Trung Quốc đẩy mạnh kiểm duyệt chặt chẽ mọi nội dung về mặt văn hóa – xã hội.

Những văn hóa phẩm được cho là sẽ gây tác động xấu, làm băng hoại văn hóa truyền thống và đạo đức của đất nước đều bị nghiêm cấm.

Một phần của chính sách chống lại những nội dung “thô tục, vô đạo đức và không lành mạnh” là việc cấm tất cả các nội dung về đồng tính luyến ái được xuất hiện trên sóng phát thanh truyền hình.

Cảnh sát Trung Quốc giám sát chặt và sẽ giải tán những hoạt động của các tổ chức phi chính phủ. Nếu phát hiện ra hoạt động của nào với mục đích cổ vũ đồng tính luyến ái và hôn nhân cùng giới.

Tất cả những phim ảnh, bài báo có nội dung hiển thị những hành vi tình dục, giới tính bất thường. Bao gồm loạn luân, lạm dụng tình dục, đồng tính hay chuyển đổi giới tính… đều sẽ bị cấm.

Cải cách giáo dục

Sau khi “tư tưởng Tập Cận Bình” được chính thức hóa tại Đại hội 19, sách giáo khoa sử dụng trong các trường học Trung Quốc sẽ được sửa đổi để đưa nó vào chương trình học.

Trong thập niên 2020, đây được coi là một phần “nhiệm vụ lịch sử” của ngành giáo dục Trung Quốc.

Bộ sách mới do Bộ Giáo dục soạn thảo sẽ dần thay thế sách do chính quyền cấp tỉnh ban hành.

Trong đó, những giá trị xã hội chủ nghĩa và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc phải được tăng cường diễn đạt rõ ràng và đây là nhiệm vụ người biên soạn sách mới.

Góp phần gia tăng tinh yêu nước trong giới trẻ Trung Quốc. Dưới thời này, Đảng Cộng sản Trung Quốc yêu cầu các trường đại học tuân thủ nghiêm túc quy tắc của Đảng về công tác tư tưởng chính trị.

Hơn nữa, họ cũng cảnh báo sự lan truyền của “các tư tưởng du nhập từ phương Tây” trong trường học. Nhiều trường đại học lớn bị  Đảng phê bình công khai, vì đã thiếu nỗ lực trên mặt trận tuyên truyền.

Chống tham nhũng

Một tâm điểm trong sự nghiệp chính trị của ông, trước và ngay sau năm 2013 đã nhanh chóng ra tay chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi, săn sói, quét muỗi”, nhằm mục tiêu chống tham nhũng.

Trong 5 năm, từ 2012 tới 2017, khoảng 1,34 triệu quan chức cấp thấp đã bị trừng phạt trong nỗ lực chống tham nhũng của ông.

Hơn 200 quan chức từ thứ trưởng trở lên đã bị bắt giữ để điều tra. Đến tháng 8/2017, Trung Quốc đã bắt được 3.339 nghi phạm lẩn trốn tại hơn 90 nước và khu vực, trong đó 628 người là cựu quan chức.

Cũng giống như với Mao Trạch Đông,và giang trạch dân, và bạch lai hy, và lý khắc cường những người phản đối và phương Tây luôn cáo buộc đó là các hành động nhằm củng cố quyền lực cá nhân của Tập.

Các chính sách đó rõ ràng đã nâng cao vị thế của Trung Quốc lên tầm cao mới. Đồng thời, nó cải thiện uy tín của Đảng Cộng sản Trung Quốc một cách đáng nể, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Hơn nữa, nó thể hiện tham vọng đưa Trung Quốc thành một siêu cường hàng đầu thế giới phát triển về mọi mặt.

Tăng cường sức mạnh Trung Hoa

Nhằm khôi phục vị thế và địa giới lịch sử Trung Quốc vào thời kỳ rộng lớn nhất, huy hoàng nhất thế giới. Chủ tịch Trung Quốc đầu thế kỷ 21 được xem là có quyết tâm cao độ theo đuổi chủ thuyết “nắm vững Trung, hướng về Nam, mở rộng Hải” của Mao Trạch Đông.

Trung Hoa từng giữ vị thế số 1 thế giới cả cả trình độ và sự ảnh hưởng trong suốt gần 3000 năm. Thế nhưng, vị thế này đã mất đi do sự trì trệ vào cuối thế kỷ 18, nên sau 200 năm thì nhiệm vụ của dân tộc Trung Hoa là phải giành lại vị thế này.

Tại Đại hội toàn quốc của đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 vào tháng 10/2017, Tập tuyên bố mục tiêu đưa Trung Quốc trở thành xã hội tương đối thịnh vượng vào năm 2020.

Theo đó, tiến hành hiện đại hoá về cơ bản đến năm 2035 với phần lớn dân số có thu nhập trung bình khá, khoảng cách giàu nghèo được thu hẹp.

Và sau cùng, sẽ trở thành một nước xã hội chủ nghĩa giàu có và hùng mạnh, có tầm ảnh hưởng hàng đầu thế giới vào năm 2050.

Xuất thân và ảnh hưởng sự nghiệp của ông

Bình là con trai cựu Phó Thủ tướng Trung Quốc Tập Trọng Huân (1913-2002) nhưng là con của ông Huân và vợ hai.

Bản thân không được đầy đủ như bạn cùng trang lứa, ông trải qua nhiều năm lao động chân tay ở nông thôn khi còn là thanh niên. Vì cha ông đã bị cách chức và bắt giam từ khi lúc ông còn rất nhỏ.

Phu nhân ông tên là Bành Lệ Viện. Hai ông bà có một con gái là Tập Minh Trạch.

Cơ quan báo chí kinh tế Bloomberg từng cho phổ biến thông tin gia đình Bình có những thu nhập rất lớn vào tháng 6 năm 2012.

Tuy nhiên, tất cả cho thấy không có gì liên quan giữa chúng và chức vụ hiện nay của ông. Hâụ quả của việc này là trang mạng của Bloomberg không còn truy cập được ở Trung Quốc nữa sau khi công bố tin này.

Khi ông chuẩn bị mở chiến dịch chống tham nhũng, báo New York Times cho là có bằng chứng cho thấy Bình hối thúc gia đình bán bớt cổ phiếu và bất động sản của mình từ năm 2012 nhằm giảm đi điều tiếng cho ông.

Kết

Còn rất nhiều điều về nhà chính trị đại tài Tập cận bình mà chúng ta chưa biết đến. Thế nhưng, những điều trên đây đã phần nào giúp ta nhận định được sự mạnh mẽ và quyết đoán của ông đối với Trung Quốc. Có thể xuất thân không được thuận lợi, nhưng ông là một trong những tấm gương về sự vượt khó vươn lên bằng chính khả năng của mình.

==>> Xem ngay Top 10 bài văn hay và ý nghĩa về mẹ cho mọi người

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *