Lý giải nguyên nhân tại sao lại bị nấc cụt và cách khắc phục

Nấc cụt là một hiện tượng xảy ra khá phổ biến. Có nhiều người thường xuyên bị nấc cụt, điều này quả là không dễ chịu chút nào. Vậy tại sao lại bị nấc cụt?

Cùng thecolumbiapartnership.org tìm lời giải cho triệu chứng này nhé

Tại sao lại bị nấc cụt

Nấc là một hiện tượng phản ứng tự nhiên của cơ thể, điều này xảy ra do sự co thắt đột ngột của cơ hoành, làm cho thanh thiệt đóng mạnh và nhanh gây ra tiếng nấc.

Đây là một hiện tượng hầu như ai cũng gặp phải ít nhất một lần trong đời, thế nhưng có nhiều khi tiếng nấc cũng là một dấu hiệu cảnh báo một số bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra.

Tiếng nấc xuất hiện do sự kích động của dây thần kinh cơ hoành, cơ này ngăn cách khoang bụng và khoang ngực.

Một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bị nấc đó là thiếu nước, không nhai kỹ và nuốt nhanh.

Vì vậy bạn cần chú ý khi ăn nên nhai kỹ và chậm thì sẽ cải thiện được hiện tượng này. Hay do dùng đồ lạnh trong khi đang ăn đồ cay, nóng, cười lớn khi đang ăn cũng là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị nấc cụt.

Trẻ nhỏ cũng bị nấc

Hiện tượng nấc cụt này không chỉ xảy ra với người lớn mà còn xảy ra với trẻ nhỏ. Các bà mẹ đừng lo lắng quá nhé.

Trẻ bị nấc cụt có thể do bú quá nhanh và nhiều, lượng sữa mẹ nhiều nên khi bú bé dễ bị nấc. Một số lưu ý dành cho các mẹ là không nên cho con bú quá nhiều lần, cần giảm bớt số lần cho bú xuống một cách thích hợp .

Nếu sữa mẹ chảy ra quá nhiều thì nên ép bớt tránh bé đang bú thì bị nấc hoặc sặc sữa. Nên bế bé ở tư thế đầu cao hơn thân mình khi đang bú.

Ngoài ra hiện tượng nấc cụt cũng là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm như: các bệnh tim, phổi, bệnh ở ổ bụng như gan, thận, viêm màng phổi ở cơ hoành, viêm dạ dày, thực quản cũng gây nấc…

Vì vậy, nếu bạn hay bị nấc hoặc hiện tượng nấc kéo dài thì bạn nên hỏi bác sĩ để xác định được nguyên nhân cụ thể, không may đó là dấu hiệu của một căn bệnh thì còn điều trị kịp thời.

Một số mẹo chữa nấc cụt đơn giản

Lý giải tại sao lại bị nấc và cách chữa nấc nhanh nhất

Nấc cụt thông thường tự khỏi mà không cần đến sự chữa trị của bác sĩ. Dưới đây là một số cách chữa trị đơn giản thông thường như:

  1. Bạn có thể uống từng ngụm nước nhỏ, cơn nấc cụt sẽ giảm dần.
  2. Ngậm một thìa đường trong miệng.
  3. Há miệng hít thở sâu, lấy hơi vào đầy lồng ngực nhưng khi thở ra giữ khí lại mà không thở ra quá mạnh, giữ trong vòng 15 giây. Thực hiện khoảng 5-7 lần là khỏi.
  4. Bịt chặt lỗ tai trong khoảng 3 phút, sau đó uống vài ngụm nước mát, bạn sẽ hết nấc.
  5. Còn đối với trẻ em, các bà mẹ nên dùng những cách chữa nấc cụt nhẹ nhàng như cho bé uống từng ngụm nước nhỏ hay kể chuyện cho bé cười để quên đi cơn nấc cụt.

Cách phòng tránh nấc hiệu quả

Một số người khá lo vì mình tại sao lại bị nấc? Nhưng đi khám bác sĩ lại không có vấn đề gì về sức khỏe. Đó có thể là do thói quen của bạn hằng ngày tạo nên. Dưới đây là một số cách phòng tránh hiện tượng nấc cụt

  • Lưu ý, bạn không nên ăn quá nhanh. Vì khi ăn nhanh, thức ăn không được nhai kỹ, tạo nên nhiều lỗ hổng và không khí trong thức ăn theo vào dạ dày gây ảnh hường đến hoạt động của dây thần kinh, gây nấc. Vì vậy, bạn nên ăn chậm, nhai kỹ thức ăn.
  • Tránh trường hợp ăn quá nhiều, quá mo.
  • Hạn chế các loại đồ ăn cay nóng, các loại đồ uống có cồn, chất kích thích dạ dày.

Một trong những căn bệnh mà nhiều người mắc phải như nấc cụt, nhưng lại nguy hiểm hơn rất nhiều. Đó chính là ngủ ngáy. Bất cứ ai cũng cần phải xem bài viết Tại sao ngủ ngáy và có nguy hiểm gì tới sức khỏe không

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *