Hướng dẫn phương pháp đọc sách nhanh, hiệu quả và nhớ lâu

Đọc sách là một phương pháp thu thập kiến thức và giúp chúng ta thư giãn. Nhưng để đọc sách vừa nhớ lâu vừa nhanh hãy tham khảo phương pháp đọc sách nhanh.

Và bài viết sau đây của thecolumbiapartnership sẽ cách đọc sách nhanh, hiệu quả và nhớ lâu để mọi người có thể tham khảo.

Đọc sách cũng cần phải có kỹ thuật, kỹ năng và điều chỉnh tốc độ – đó cũng chính là bí quyết giúp bạn có thể nhớ lâu hơn những gì đã đọc. Và sau đây là những phương pháp chính bạn có thể áp dụng khi đọc sách.

Phương pháp đọc sách nhanh

Đọc để nhớ.

Trước hết để có thể tìm cho mình một phương pháp đọc sách nhanh thì bạn cần phải lục lại trí nhớ của mình rằng: trước đây bạn đã đọc bao nhiêu cuốn sách và bạn nhớ được những gì từ những cuốn sách mà bạn đã đọc, điều gì đọng lại nhiều nhất trong trí nhớ của bạn. Và từ đó bạn sẽ tìm thấy được cho mình một phương pháp luyện tập hiệu quả nhất.

Nếu để ý bạn sẽ thấy khi đọc qua những cuốn sách chúng ta có thể rất dễ quên đi những tài liệu những bài học nhưng có một thứ lại có thể khiến cho chúng ta nhớ lâu nhất. Đó chính là hình ảnh, bởi vì nó chính là một loại ngôn ngữ của não bộ.

Xem cuốn sách như một cuốn phim.

Đọc sách được xem như là một file pdf giúp chúng ta lưu trữ được mọi thông tin mà ta cần tới. Vì vậy khi đọc sách bạn cần phải vận dụng nguồn cảm xúc cũng như hình ảnh một cách tối đa để có thể nuốt trọn cả một cuốn sách hay chương sách vào trí nhớ của mình.

Chúng ta có thể lấy ví dụ về tiêu đề của một câu chuyện: “ Ông lão đánh cá và con cá vàng ”. Khi đó:

Hình ảnh “ Ông lão đánh cá ” sẽ xuất hiện trong đầu bạn là một người đàn ông già nua, khuôn mặt với nước da nâu rám nắng nhăn nheo, khắc khổ trong bộ quần áo cũ đã đổi màu đang ngồi trên một chiếc thuyền bé nhỏ cùng với một tấm lưới đã rách lỗ chỗ,…

“ Con cá vàng ” – một chú cá bé nhỏ, tội nghiệp lạc lõng, cùng với vài phép nhân hóa khiến cho chú cá vàng này trở nên sinh động hơn.

Đó chính là cách mà chúng ta có thể vận dụng khi đọc sách, như vậy chỉ với 1  câu chúng ta có thể hình dung ra rất nhiều hình ảnh và nó sẽ biến một cuốn sách, một câu chuyện không có gì đặc sắc trở thành một thước phim sinh động lôi cuốn, giúp chúng ta có thể nhớ lâu hơn những chương sách, cuốn sách mà ta đã từng đọc.

Loại bỏ giọng đọc trong đầu.

Giọng đọc trong đầu được xem là một phương pháp đọc khá phổ biến ở nhiều người. Nó bắt đầu hình thành khi chúng ta biết đánh vần, biết đọc và khi chúng ta đã phát âm thành thạo bằng tiếng thì cũng là lúc giọng đọc trong đầu được hình thành.

Và có thể bạn không biết rằng chính giọng đọc đó khiến cho chúng ta khó tiếp thu được những kiến thức mà chúng ta đã đọc, nó còn khiến cho tốc độ đọc của chúng ta trở nên chậm hơn.

Tuy nhiên nếu chúng ta loại bỏ được giọng đọc trong đầu và sử dụng hình ảnh nhiều hơn thay vì cứ đọc và sử dụng giọng đọc mang tên “ ừm” thì kết quả lại hoàn toàn ngược lại.

Bên cạnh đó thì việc loại bỏ giọng đọc trong đầu là một điều không hề đơn giản. Và để có thể từ bỏ được thói quen hình thành hàng chục năm không phải là điều 1-2 ngày có thể làm được.

Vì vậy để loại bỏ được phương pháp này cũng cần đến bí quyết. Đó là thay vì cứ cố gắng thay đổi thật nhanh thì bạn hãy từ từ thực hiện phương pháp kết hợp việc đọc hình ảnh và đọc một câu nào đó xen kẽ, lồng ghép nhau. Kiên trì áp dụng phương pháp này bạn sẽ thấy được hiệu quả trong quá trình đọc sách của mình.

Không nên quá chú trọng tốc độ đọc khi vừa bắt đầu.

Phương pháp đọc nhanh khi mới bắt đầu là sai lầm không ít người mắc phải hay hiều nhầm về phương pháp đọc nhanh và hiệu quả.

Vì vậy khi mới bắt đầu học một cách đọc mới đừng quá chú trọng về tốc độ, bởi nó sẽ không đem lại bất kì một hiệu quả nào thậm chí chẳng cải thiện được bao nhiêu so với cách đọc cũ.

Khi chúng ta bắt đầu làm quen với mặt chữ, nhân tố quan trọng là chúng ta phải đọc chậm, hiểu sâu. Đó cũng chính là cách mà chúng ta nên duy trì khi bắt đầu một cách đọc sách mới.

Phương pháp đọc sách nhanh, hiệu quả.

Ngoài việc thay đổi tư duy, thói quen trong việc đọc sách thì cũng có một yếu tố quan trọng quyết định kết quả của quá trình đọc sách.

Cụ thể như bạn đừng đọc sách khi bạn chưa muốn hay nói cách khác là đừng cố gượng ép bản thân phải đọc sách hoặc khi không có hứng thú.

Khi đọc sách hãy tìm cho mình một không gian riêng, yên tĩnh và loại bỏ những yếu tố có thể tác động hay có thể ngắt đi nguồn tư duy của bạn. Vì vậy hãy tắt điện thoại, đóng cửa sổ và để đầu óc được thoải mái, thư giãn.

Bên cạnh đó thì có khá nhiều trường hợp than phiền rằng mặc dù có không gian đọc sách lý tưởng nhưng khi đọc lại chẳng thấm vào đâu, chẳng hiểu được gì.

Điều này xảy ra khi bạn đang đọc sách khá hời hợt. Vì vậy khi đọc sách bạn bạn hãy thả lỏng đầu óc, đắm chìm vào sách giống như đang đắm chìm vào một bộ phim nào nó hay một kho báu kiến thức ly kì nào đó.

Khi đó bạn sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt của phương pháp đọc sách khá thú vị này. Đương nhiên là có một điều bạn cần phải lưu ý rằng đối với những cuốn sách lý thuyết suông bạn nên đọc kỹ chủ đề đầu sách và có thể đọc lại 1-2 lần những kiến thức mà bạn cần nhớ.

Kết

Trên đây là những phương pháp đọc sách hay ebook mà mọi người có thể tham khảo. Hy vọng qua bài viết này mọi người có thể nhận ra một số lỗi của mình khi đọc sách và tìm thấy một phương pháp đọc hiệu quả.

Và nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về phương pháp đọc sách thì có thể tìm đọc cuốn sách “ Tư duy nhanh và chậm ” của tác giả Kahneman hoặc những cuốn sách của bậc cha đẻ về tư duy Tony Buzan để có thể mở mang tầm hiểu biết về sức mạnh của tư duy và việc đọc sách.

==>> Xem ngay Mẫu giấy xác nhận hạnh kiểm bạn cần biết chuẩn nhất

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *