Cách tiến hành văn cúng đầu năm có hiệu quả nhất

Văn cúng đầu năm là một trong những nghi lễ quan trọng với mỗi gia đình Việt. Nhưng không phải ai cũng biết cách thực hiện lễ cúng để có hiệu quả, 

Theo phong tục thờ cúng cổ truyền của người Việt Nam, lễ cúng bái đầu năm mới là điều vô cùng quan trọng và có ý nghĩa đặc nhất cho cả năm.

Sau lễ cúng đêm giao thừa, sang ngày mùng 1 Tết, mỗi gia đình thường làm mâm cỗ để cúng thần linh, cúng tổ tiên và cúng thần tài.

Đây là một nghi thức mang tính nhân văn, đạo lý và là nét truyền thống đặc trưng của dân tộc ta.

Nghi thức văn cúng lễ đầu năm

Tết Nguyên Đán là dịp để con cháu tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên, cội nguồn, những người thân đã khuất.

Nghi thức cúng mời ông bà tổ tiên về ăn Tết được thực hiện vào chiều 30 Tết ngày cuối cùng của năm cũ ( hoặc ngày 29 Tết đôi svới tháng thiếu).

Các gia đình thường làm Lễ tạ mộ để rước ông bà tổ tiên về ăn tết cùng con cháu. Đến đêm 30 tết là cúng giao thừa, thời điểm chuyển tiếp năm cũ sang năm mới.

Sang 3 ngày tân niên, việc cúng lễ cơ bản là giống nhau. Trung bình mỗi ngày thường cúng 2 mâm cơm cúng sáng – chiều để mời ông bà tổ tiên ăn tết chung vui cùng con cháu trong nhà.

Sáng mùng 1 Tết là ngày đặc biệt quan trọng bởi đây là ngày tân niên đầu tiên. Lễ cúng tết Nguyên Đán bắt đầu với bữa cúng cơm sáng mùng 1, còn bữa cúng cơm chiều còn gọi là cúng Tịch điện.

Mâm cỗ chuẩn bị cúng lễ văn khấn đầu năm
Mâm cỗ chuẩn bị cúng lễ văn khấn đầu năm

Mâm cúng

Mâm cơm cúng có thể là món mặn hoặc món chay tuỳ theo phong tục từng gia đình. Nếu gia đình nào có thờ Phật thì bắt buộc phải chuẩn bị mâm cúng chay để dâng Phật.

Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình mà có thể tùy biến các món trong mâm cỗ cúng mặn. Tuy nhiên, bắt buộc phải có đủ các món ăn cơ bản ngày Tết như: bánh chưng, xôi, gà, giò, thịt lợn,… (Vì ngày mùng 1 Tết kiêng việc sát sinh, nên gà sẽ được làm thịt từ ngày hôm trước)

Ngày mùng 2 Tết cũng có 2 lễ cúng, buổi sáng cúng Chiêu điện, buổi chiều cúng Tịch điện để mời tổ tiên cùng ăn tết cùng con cháu.

Đến ngày mùng 3 Tết là ngày cuối của tết Nguyên Đán, nên các gia chủ sẽ làm lễ cúng Tạ Ông vải. Vào ngày này, gia chủ sẽ làm lễ hóa vàng để đưa tiễn ông bà tổ tiên, đồng thời đón thần tài, thần lộc.

>>> XEM NGAY BÀI VIẾT: Văn cúng Giỗ ông bà, Tổ tiên bản đầy đủ nhất hiện nay trích theo tập Văn khấn Gia Tiên

Các bài văn cúng trong những 3 ngày Tết đầu năm.

Văn cúng ngày mùng 1 Tết

Theo tục lệ, vào ngày mùng 1 Tết việc cúng bái Tổ tiên và Thần linh trong nhà là điều không thể thiếu. Bài văn cúng mùng 1 Tết phải trình báo đầy đủ nội dung về quốc hiệu dân tộc, ngày, tháng , năm âm lịch.

Văn cúng lễ hóa vàng mùng 3 Tết

Ngày nay, lễ hoá vàng có thể kéo dài đến ngày mùng 5, mùng 7 hay mùng 10 âm lịch. Do đó, nếu nhà nào có nhiều anh em không chung sống cùng nhau có thể làm lễ hoá vàng khác ngày nhau. Miễn sao để anh cả hoặc người có cha mẹ sống chung làm lễ hoá vàng cuối cùng là được.

Trong lễ này, các gia chủ phải chuẩn bị lễ tạ gia tiên, gia thần và chư vị thánh thần, Phật với các lễ vật cần thiết và một ít vàng mã, tiền âm phủ, vàng mã để làm lễ hóa vàng.

Các lễ vật cần có bao gồm:

  • Nhang, hoa, quả
  • Trầu cau, rượu, đèn nến, bánh kẹo
  • Mâm cơm mặn hoặc chay cùng các món ăn ngày Tết đầy đủ, tinh khiết.

Lưu ý: Mâm cỗ mặn trong lễ hóa vàng chính là bữa cỗ mặn cuối cùng có tính nghi lễ thờ cúng Tổ tiên. Vì thế, phải có đầy đủ gà, các món luộc, xào, canh… trong mâm cỗ.

Trên đây là các bài văn cúng đầu năm bao gồm văn cúng mùng 1 tết, lễ hóa vàng ngày mùng 3 tết mọi người sử dụng phổ biến nhiều nhất mà chúng tôi đã sưu tầm được.

Hy vọng với những bài viết này các bạn sẽ chuẩn bị tốt lễ cúng gia tiên thật hoành tráng và tươm tất. Cầu mong năm mới an khanh thịnh vượng, vạn sự như ý.

Tham khảo thêm các bài văn cúng quan trọng được nhiều người sử dụng phổ biến nhất hiện nay mà Thecolumbiapartnership tổng hợp ngay tại đây.

 

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *